Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm nổi tiếng

chienluoc
Cùng với sự hình thành của bên mua, sức cạnh tranh của thị trường ngày càng khốc liệt, giai đoạn lấy số lượng để phát triển sang cạnh tranh về thương hiệu và chất lượng, các doanh nghiệp chỉ có một cách duy nhất đó là doanh nghiệp tạo dựng cho mình một thương hiệu sản phẩm nổi tiếng.
Bài viết sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các kiến thức về chiến lược xây dựng một thương hiệu sản phẩm nổi tiếng đó là:
chienluoc
1. Làm thế nào để tạo dựng thương hiệu nổi tiếng;
2. Làm thế nào để định vị thương hiệu sản phẩm nổi tiếng;
3. Làm thế nào để thiết lập hình tượng cho thương hiệu sản phẩm;
4. Nuối dưỡng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, làm giảm tổn thất kinh doanh như thế nào?;
5. Đổi mới chính là sự đảm bảo duy trì ưu thế cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm
Làm thế nào để tạo dựng nên thương hiệu nổi tiếng
Thương hiệu nổi tiếng là thương hiệu được mọi người biết đến và quen thuộc. Để tạo dựng được cho mình một thương hiệu sản phẩm nổi tiếng thì doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu nâng cao chất lượng sản phẩm, mang đến nhiều hơn nữa nét đặc sắc cho sản phẩm, từ đó tăng cường giá trị bổ sung cho sản phẩm.
 
Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Thương hiệu nổi tiếng phải có ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ về phương diên chất lượng như: tính năng hoạt động, bền, có uy tín, dễ sửa chữa, thao tác sử dụng đơn giản.
Chất lượng chính là sự sống còn của sản phẩm, ưu thế cạnh tranh bắt nguồn từ chất lượng cao của sản phẩm, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cạnh tranh, tiêu chuẩn quốc tế.
 
Chất lượng nổi bật của sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự thành công của thương hiệu sản phẩm
Mang nhiều hơn nữ nét đặc sắc của sản phẩm: sản phẩm của thương hiệu phải khác biệt với sản phẩm khác, khác biệt về cả sản phẩm và dịch vụ.và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn: có nét đặc sắc, chất lượng vượt trội, công dụng tiên tiến, công nghệ độc đáo, thiết kế tinh xảo, dịch vụ chu đáo.
Tính khác biệt của sản phẩm và dịch vụ bắt nguồn từ sự khác biệt về giá trị chủ thể, về giá trị bổ sung
Khác biệt về giá trị chủ thể: thể hiên ở sự khác biệt chất lượng của sản phẩm , phản ánh thông qua công dụng và công nghệ sản xuất của sản phẩm.
 
Tăng cường giá trị bổ sung cho sản phẩm:
Tăng cường giá trị bổ sung ở mức độ cao nhất, như vậy mới có khả năng đưa ra lí do tiêu dùng hợp lý nhất cho khách hàng. Đó là các giá trị như: sự quản lý, bao bì, dịch vụ, tư vấn, vốn, chuyển hàng, quảng cáo, bảo quản, và những điều kiện khác mà người bán hàng mang lại cho sản phẩm.
Giá trị bổ sung của sản phẩm có lợi cho thương hiệu sản phẩm nhiều hơn so với giá trị chủ thể ở chất lượng sản phẩm. Sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, cung cấp các giải pháp về giá trị và hiệu quả sử dụng.
 
Định vị thương hiệu sản phẩm nổi tiếng
Định vị thương hiệu sản phẩm nổi tiếng là việc định vị chuẩn xác thị trường mục tiêu. Dựa vào những nhu cầu khác nhau của khách hàng mà doanh nghiệp tiến hành phân chia thị trường mục tiêu thành nhiều thị trường nhánh, đồng thời định vị thương hiệu sản phẩm cho từng thị trường con để có thể phù hợp với nhu cầu của thị trường mục tiêu, huy động hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp.
 
Thị trường nhánh chủ yếu là khai thác tâm lý của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu, lấy tâm lý khách hàng làm cơ sở khách quan, xác định chính xác từ các nhân tố: hành vi mua bán, quan niệm giá trị, trình độ cảm thụ.
Kết quả của thị trường nhánh làm cho khách hàng của các thị trường con khác nhau có nhu cầu sử dụng khác biệt đối với cùng một loại sản phẩm; còn khách hàng trong cùng một thị trường con thì có nhu cầu giống nhau.
Thành công của việc định vị trên thị trường mục tiêu là sản phẩm phải mang tính độc đáo trên thị trường con, có chỗ đứng đặc biệt trong tâm lý người tiêu dùng.
 
Thiết lập hình tượng cho thương hiệu sản phẩm
Hình tượng thương hiệu sản phẩm là cơ sở của việc hình thành và phát triển thương hiệu, nó ảnh hưởng tới độ trung thành của khách hàng đối với sản phẩm. Hình tượng thương hiệu sản phẩm được thiết lập sẽ tạo thói quen nhất định (hình tượng sản phẩm được lưu lại một thời gian trong tâm lý người tiêu dùng).
Doanh nghiệp phải tự thiết lập nên hình tượng sản phẩm và hình tượng của bản thân mình, phải cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin về giá trị thực tế của sản phẩm tới khách hàng.
 
Hình tượng sản phẩm phải có bản sắc mới mẻ, riêng biệt, đảm bảo cho thương hiệu sản phẩm có tính thống nhất và ổn định .
Xây dựng tốt hình tượng thương hiệu sản phẩm không được tách rời việc hình thành văn hóa thương hiệu sản phẩm.
Quan niệm về thương hiệu sản phẩm phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp.
Nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng với sản phẩm, làm giảm tổn thất kinh doanh
Nuôi dưỡng độ trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, trước hết phải nuôi dưỡng cảm tình của khách hàng đối với sản phẩm, nâng cao mức độ toại nguyện và tính thẩm mỹ của khách hàng đối với sản phẩm, tiếp đó làm giảm hiệu quả chuyển hướng sang sử dụng thương hiệu sản phẩm khác của những khách hàng sẵn có trước đây của doanh nghiệp.
 
Thương hiệu sản phẩm là loại bản quyền mà người sở hữu là khách hàng chứ không phải là doanh nghiệp, nhưng đôi khi các doanh nghiệp lại không hiểu rõ được điều đó. Những sản phẩm đáng tin cậy luôn tồn tại trong tâm trí, tư tưởng của người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận. Ý nghĩa của việc tồn tại sản phẩm là đme giá trị phục vụ và ưu đãi đối với khách hàng, thúc đẩy khách hàng mua sắm, hợp tác với khách hàng trong tương lai, duy trì ổn định mối quan hệ, phục vụ khách hàng một cách linh hoạt trước những thay đổi của thời đại để từ đó nhận được sự trung thành từ phía khách hàng.
Khách hàng là bạn hợp tác, cần phải được đối xử tốt, duy trì lợi ích cho khách hàng, coi lợi ích và rủi ro của khách hàng là của mình.
 
Nếu khách hàng trung thành với sản phẩm thì sẽ giảm được những rủi ro về giá cả khi có sản phẩm mới, đơn giản hóa quá trình lựa chọn và phương thức giao dịch, tiết kiệm thời gian mua, nâng cao hiệu quả mua sắm.
Sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm giúp doanh nghiệp gia tăng số lần mua lại sản phẩm của khách hàng, hạ thấp giá thành tiêu thụ, giá trị dịch vụ, tiếp thu lắng nghe ý kiến và kiến nghị từ khách hàng.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu giá trị văn hóa, thẩm mỹ quan của khách hàng để từ đó xây dựng thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp
 
Đổi mới là sự đảm bảo duy trì ưu thế cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm
Thương hiệu chính là một loại vốn vô hình, có vai trò giống như các loại vốn khác, nếu sử dụng quá lâu sẽ bị tụt hậu. Sự bất ổn của thị trường, thời gian cho giá trị của thương hiệu sản phẩm ngày càng ngắn. Thương hiệu sản phẩm phải không ngừng đổi mới thì mới có thể thích ứng được với những biến hóa nhanh chóng của nhu cầu người tiêu dùng, duy trì ưu thế cạnh tranh của sản phẩm.
 
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thể hiện ở thương hiệu sản phẩm, cạnh tranh về khoa học kỹ thuật, về ý thức đổi mới. Đổi mới thực chất là mở rộng, cái cách, thay đổi, loại bỏ cái cũ, sáng tạo cái mới. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự phát triển không đồng đều của nền kinh tế, doanh nghiệp vừa có nhiều cơ hội phát triển hiểm có, vừa có những thử thách sinh tồn với sản xuất, khi xuất hiện sự thay thế của khoa học kỹ thuật mới, doanh nghiệp phải biết tự loại bỏ thì mới có thể tìm được hướng đi mới, nếu không sẽ bị thị trường loại bỏ, đó chính là bản chất đổi mới của doanh nghiệp.
Theo doanh nhân 360

Trả lời