Để khởi nghiệp vốn có là quan trọng nhất?

Untitled-2-2e581
Các cụ đã có câu “buôn tài không bằng dài vốn” nhưng theo quan điểm của anh Đặng Đức Thắng – TGĐ Cty TNHH Sản xuất Đức Anh, vốn không phải là yếu tố quan trọng nhất mà điều trước nhất là phải có ý tưởng hay, sản phẩm tốt, phải yêu nghề, biết tư duy sáng tạo…
Untitled-2-2e581
Khởi nghiệp với số vốn rất ít ỏi là 14 triệu và 1 cây vàng quà mừng cưới (thời điểm năm 2010 giá trị tương đương khoảng 9 triệu đồng). Nhưng chỉ sau hai tháng, anh và vợ anh đã tiêu hết 16 triệu và chỉ còn 1 cây vàng làm vốn chính thức cho dự án sản xuất keo 502 made in VN.
– Thưa anh, cơ duyên nào đã đưa anh đến với ngành hóa chất nói chung và sản phẩm keo dán 502 nói riêng – sản phẩm đã tạo lên thương hiệu cho Đức Anh?
 
Sau khi tốt nghiệp PTTH tôi đã xin vào làm nhân viên kinh doanh của Tập đoàn Phú Thái. Tại đây, tôi học được rất nhiều từ người chủ tập đoàn, ông Phạm Đình Đoàn. Tôi học được cách quản lý nhân sự, hệ thống phân phối và quan trọng là kiến thức ngành hóa chất. Sau đó, tôi được cử làm quản lý tại miền Nam nên đã có điều kiện quan sát thị trường keo dán 502 và nhận thấy thị trường miền Nam sôi động hơn thị trường miền Bắc nhưng quan trọng là sản phẩm này VN đang hoàn toàn nhập khẩu của Đài Loan.
 
    Với tư duy là phải làm gì đó cho mình, tôi đã xin nghỉ tại Tập đoàn Phú Thái rồi xin vào làm tại một cty sản xuất keo của Đài Loan để học hỏi kinh nghiệm. Trong quá trình làm tôi đã đưa ra đề xuất về cải tiến sản phẩm này nhưng không được trọng dụng. Tiếp đó, tôi được người chú ở Bộ Công Thương tư vấn trong đợt tuyển dụng công nhân xuất khẩu lao động đi Nhật 5 năm. Nhưng bố mẹ muốn tôi về Thái Bình lấy vợ lập nghiệp, không muốn làm ăn xa do nhà chỉ có mình tôi là con trai. Sau một lần mẹ ốm nặng tôi đã về nhà và lấy vợ. Nhưng buồn một nỗi là lấy vợ xong biết làm gì ở một tỉnh thuần nông đây? Với suy nghĩ phải làm một cái gì đó tôi và vợ đã rời quê hương lên Hà Nội lập nghiệp với số vốn ít ỏi thực tế để kinh doanh là 9 triệu đồng còn 14 triệu kia đã chi tiêu hết.
Tiếp tục nuôi ý tưởng sản xuất keo 502 nên tôi đã kết nối với những người bạn làm bao bì để được tư vấn, mua nguyên liệu của Đài Loan để về nghiên cứu và học cách pha chế. Từ đó sự nghiệp sản xuất keo dán 502 đã phát triển từng ngày.
– Vâng, nhìn những gì anh đã đạt được không thể phủ nhận anh không những đã khởi nghiệp thành công, tuy nhiên, không ai khởi nghiệp thành công một cách dễ dàng. Với anh thì sao?
Quả đúng như vậy. Có ý tưởng tốt đã khó, vốn ít cũng không hẳn là vấn đề nhưng sản xuất, kinh doanh có quá nhiều khó khăn. Khởi động sự nghiệp tôi bắt đầu bằng việc đặt mua hóa chất của cty Đài Loan nhưng họ không bán nên tôi phải nhờ 1 cty của bạn đứng ra mua hộ. Sau đó về đóng gói thủ công nhưng sản phẩm khó cạnh tranh được và sản lượng bán không cao. Năm 2003, tưởng chừng như chịu thất bại thì trong đầu tôi lại lóe ra ý tưởng tại sao không pha chế sản phẩm này thành sản phẩm chuyên dụng cho từng ngành khách nhau. Vậy là tôi bắt tay vào mày mò nghiên cứu và cuối cùng đã cho ra nhiều sản phẩm chuyên dụng phục vụ cho ngành gỗ, vải, nhựa, sắt, ngành đá quý…Sản phẩm nội nhưng chất lượng thì đảm bảo với yêu cầu của thị trường, giá thành lại phải chăng nên doanh số tăng lợi nhuận có, cty tiếp tục tồn tại.
 
Khi việc sản xuất kinh doanh đi vào quỹ đạo tôi đã đào tạo và cắt cử một nhân viên có kinh nghiệm phụ trách pha hóa chất còn mình ra làm quản lý. Những tưởng mọi việc sẽ theo ý mình thì thật không may toàn bộ sản phẩm nhân viên phụ trách pha trong vòng 3 tháng phải bỏ đi vì sai công thức. Khó khăn tưởng chừng như không làm được nữa, nhưng với quyết tâm gây dựng lại tôi đã mời giám đốc kinh doanh của Phú Thái về làm GĐ kinh doanh cho cty còn tôi quay lại quản lý kỹ thuật.
 
Hay vụ kiện thương hiệu năm 2004 cũng khiến tôi lao đao nhưng rồi cty cũng bảo vệ thành công thương hiệu 502 vì số 502 là công thức và là con số nên luật không bảo hộ. Một khó khăn nữa cty cũng gặp phải là ngành hóa chất VN phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và khí hậu. Tháng 6/2005 khí hậu VN cực kỳ khắc nghiệt cộng với nguyên liệu phụ thuộc Trung Quốc nên cty cũng gặp không ít khó khăn.
 
Nhưng với quyết tâm và lòng yêu nghề, cty đã vượt qua từng nấc thang để có tăng trưởng tốt. Hiện sau 10 năm cty có công suất 100.000 – 120.000 sản phẩm/ngày, mức tăng trưởng bình quân 150%/ năm, thu nhập bình quân đầu người gần 7 triệu đồng/tháng. Với mức tăng trưởng nhân sự không dưới 20%/năm, nhiều lúc nhìn lại tôi cũng không khỏi bất ngờ với những gì đã trải qua.
 
– Quả thật, để khởi nghiệp thành công là cả một chặng đường khó khăn, vất vả.  Với kinh nghiệm của một bậc đàn anh đã thành công, anh có lời khuyên với các bạn sinh viên VN nói chung và sinh viên ngành hóa chất nói riêng như thế nào?
 
    Điều quan trọng nhất là các bạn có ý tưởng tốt, sự yêu nghề đến say mê vì có yên nghề thì các bạn mới sống chết cũng nó. Nhưng cũng không thể bỏ qua sự sáng tạo, sự khác biệt vì lẽ kẻ thù của cái đúng là cái đúng. Nếu cứ đi theo một lối mòn thì sẽ không cho hiệu quả cao. Khi yêu nghề các bạn sẽ làm được tất cả những công việc xã hội. Các bạn sinh viên cũng tránh tình trạng “đứng núi này trông núi khác”, hãy biết cầu thị học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác, từ những ông chủ khác. Đó chính là những chìa khóa thành công chứ không phải là vốn dày vốn mỏng.
 
Xin cảm ơn anh!

Trả lời