Tạo giá trị từ nhân viên

taogiatritunhanvien
Trong quyển sách của Subir Chowdhury (một tác giả nổi tiếng) về thời đại của nhân tài, có một đoạn nói về năm cách mà nhân tài tạo ra giá trị. Sau đây là tóm tắt về đoạn này:
Hãy bảo đảm ý tưởng của bạn là duy nhất, xác thực và chưa từng được thực hiện
Hãy tìm hiểu tính duy nhất của ý tưởng trước khi thực hiện. Bởi ý tưởng ấy có thể là phi thường, nhưng không biết đã có ai thực hiện nó rồi hay chưa. Ví dụ, khi Amazon.comcó ý tưởng bán sách qua internet, thì các công ty Barnes & Noble và Borders cũng có cùng ý tưởng ấy và nhận định “Đó là một ý tưởng tốt”. Vì vậy, họ đã bắt đầu ra mắt các website BN.com và Borders.com, cũng có những thành công nhất định, nhưng không sánh được với người tiên phong Amazon.
taogiatritunhanvien
Hãy trình bày các ý tưởng ấy đến đúng người và vận động sự tham gia tích cực của họ
Nếu bạn có một ý tưởng phi thường, bạn phải lựa chọn và vận động đúng những con người cần thiết cho việc hỗ trợ thực hiện ý tưởng của bạn. Bạn có thể cần sự giúp đỡ về tài chính, sự ủng hộ của những người rành việc trong ngành có liên quan, hoặc có thể cần đến cả khách hàng nữa. Dù trong tình huống nào, bạn vẫn muốn có những con người bị ảnh hưởng bởi ý tưởng của bạn và những người đam mê hiện thực hóa nó.
Hãy đảm bảo thông tin là đầy đủ, chính xác và có được dễ dàng ở mọi cấp độ
Cấp quản lý cần đảm bảo là thông tin nhiều chiều luôn được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác, dễ dàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện ý tưởng. Nếu thông tin bị ngăn cản, hoặc thiếu sự cam kết, hoặc tạo sự hiểu lầm về các mục tiêu, thì dự án sẽ thất bại.
Cung cấp đúng nguồn lực cho những người tham gia
Bạn có thể có một ý tưởng phi thường, nhưng nếu không thể cung cấp đúng nguồn lực cho đúng người cần đến, thì ý tưởng ấy sẽ không bao giờ được thực hiện. Cung cấp các nguồn lực để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất có thể. Không quá hạn chế chi phí, vì điều ấy có thể làm tắt đi niềm đam mê vươn tới sự hoàn thiện của sản phẩm, chỉ vì muốn tiết kiệm được kinh phí một cách ít ỏi.
Chờ đợi những điều bất ngờ, hãy học hỏi từ những  thất bại, sự cố và trở lực đó
Thomas Edison từng đúc kết: “Để phát minh ra một cái gì đó, bạn cần một trí tưởng tượng tốt và một đống rác rưởi”. Edison cũng đã phải lặp lại hàng ngàn phép thử để biết được cơ chế hoạt động của bóng đèn điện. Vì ông biết mình sẽ đạt được mục tiêu nếu kiên trì. Cũng như khi phim Titanic bị chậm tiến độ và bị thiếu hụt kinh phí trầm trọng, Viacom vẫn nỗ lực xoay xở để thoát qua và đạt được sự thành công mang tính lịch sử.
Quay lại với việc tạo ra giá trị từ nhân viên, theo như nhận định trên, doanh nghiệp không thể chỉ đứng bên ngoài, xem việc phát triển ý tưởng là chuyện “cá nhân” của họ. Việc tổ chức để hiện thực hóa các ý tưởng của nhân viên, trong đó có ba việc quan trọng là: cung cấp đúng và đủ nguồn lực – con người và thông tin cần thiết. Ngay cả những nhân viên tài năng nhất cũng không thể tự hóa thân thành nhân tài cho doanh nghiệp được nếu thiếu đi những yếu tố nêu trên.
Do vậy, dù đã phân tích kỹ lưỡng các chuỗi giá trị, biết rõ đâu là nguồn tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, nhưng đó chỉ mới là những điều kiện cần. Nếu muốn các ý tưởng tốt sớm trở thành hiện thực, chúng ta phải tạo nguồn cho các điều kiện đủ xuất hiện nữa. Việc này cũng tương tự như không thể có một tràng pháo tay nếu thiếu tiếng vỗ của từng bàn tay vậy.
Theo doanh nhân 360

Trả lời