Bệnh tự kỷ không liên quan gì đến tiêm chủng ngừa

benh-tu-ky-khong-lien-quan-gi-den-tiem-chung-ngua
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng, chủng ngừa là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện bệnh tự kỷ, nhưng gần đây, kết quả công bố của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) trên tạp chí Journal of Pediatrics, 3/2013 chính thức phủ nhận ý kiến này.
benh-tu-ky-khong-lien-quan-gi-den-tiem-chung-ngua
Nghiên cứu thu thập dữ liệu của 1.008 trẻ em sinh từ năm 1994 đến 1999 và theo dõi trong vòng 6-13 năm sau đó. Kết quả cho thấy, hoàn toàn không có liên quan gì giữa sự xuất hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em với việc chủng ngừa các loại vắc-xin trong vòng hai năm đầu tiên sau khi sinh. Các vắc-xin được sử dụng gồm nhiều loại như: sởi, uốn ván, ho gà, bại liệt, bạch hầu, viêm gan siêu vi B, cúm, quai bị, viêm màng não, dại, phế cầu, rubella.
 
Bệnh tự kỷ (autism) là một bệnh lý rối loạn phát triển của hệ thần kinh. Những trẻ em tự kỷ bị chậm phát triển khả năng tiếp xúc với xung quanh, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Bệnh này thường biểu hiện trước ba tuổi; đứa trẻ tự tách rời với môi trường xung quanh.
 
Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ vẫn còn nhiều bàn cãi. Các bất thường về di truyền học là yếu tố chính yếu và rõ rệt nhất. Ngoài ra vẫn còn nhiều yếu tố khác có liên quan làm cho bệnh dễ xuất hiện hơn: mẹ có thai khi đã lớn tuổi hoặc khi mang thai, thai phụ bị nhiễm trùng (nhiễm cúm, sốt phát ban), bị đái tháo đường, tiếp xúc với thuốc trừ sâu (ví dụ sống gần trang trại hay ruộng lúa có phun thuốc trừ sâu), hoặc bị thiếu acid folic…
Theo PNO

Trả lời