Những nhân tố giúp doanh nghiệp trường tồn

9-nhan-to-giup-doanh-nghiep-truong-ton
Truyền lửa cho nhân viên bằng những câu chuyện chân thật, xúc động để mọi người gắn kết thành khối sức mạnh; xây dựng phương án kế thừa lãnh đạo sẽ giữ chân nhân tài và đảm bảo sự trường tồn cho tổ chức.
Nhân tố quan trọng cho sự vận hành bền vững của doanh nghiệp lớn như P&G, Lenovo, Huawei hay Tata Group là sự kế thừa lãnh đạo qua các thế hệ. Để tổ chức có thể sống sót trước thử thách của thời gian, các yếu tố dưới đây được coi là tiên quyết trong hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
9-nhan-to-giup-doanh-nghiep-truong-ton 
1. Người sáng lập
Tất cả các doanh nghiệp lớn đều có những người lãnh đạo mẫu mực. Hãy sử dụng họ để giúp nhân viên học tập thay vì nhìn nhận như những thần tượng. Khi người lãnh đạo chia sẻ niềm đam mê, khó khăn trong giai đoạn đầu thành lập công ty, các lãnh đạo cấp trung sẽ thấu hiểu hơn về công việc đang làm. Việc tổng hợp những bí kíp lãnh đạo này cuối cùng sẽ trở thành một học thuyết dẫn đường cho doanh nghiệp vận hành công việc kinh doanh.
2. Mục đích
Định nghĩa nguyên nhân thực sự quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Các đơn vị không hiểu rõ định vị giá trị doanh nghiệp mình cũng như ý nghĩa công việc sẽ không thể thành công hay giữ chân nhân tài và hướng tới sự trường tồn.
3. Cảm hứng
Mỗi doanh nghiệp đều có câu chuyện truyền cảm hứng cho sự phát triển của họ, rất tiếc là ít người quan tâm và ghi nhớ nó. Nơi nào có khả năng tạo ra cảm hứng từ những câu chuyện chia sẻ lịch sử của công ty và khuyến khích nhân viên chia sẻ câu chuyện phản ánh giá trị của doanh nghiệp sẽ làm các nhân viên có cảm giác sở hữu cao hơn và thấy mình là một phần của tổ chức.
4. Sự lãnh đạo chung
Xây dựng kế hoạch kế thừa lãnh đạo sẽ giúp giữ chân nhân tài và đảm bảo sự trường tồn cho tổ chức. Hãy đặt những lãnh đạo mới trước thử thách trước khi đặt họ vào những vị trí quản lý cấp cao. Các doanh nghiệp quyết định lựa chọn lãnh đạo dựa trên tiêu chí họ có thể đối mặt và vực dậy từ những thất bại như thế nào sẽ đủ sức mạnh để đối mặt với các thử thách trong tương lai.
5. Quản trị
Thể chế hóa sức mạnh để đảm bảo sự phát triển. Ví dụ: các đối tác cấp cao phục vụ một nhiệm kỳ 7 năm trước khi doanh nghiệp tìm kiếm sự đổi mới. Ban nội bộ ra đời để đánh giá lại hiệu quả công việc của họ. Khi các nhân viên nhìn thấy bộ phận này nghiêm túc thực hành những tập quán đã đề ra, họ sẽ thực sự cố gắng để đóng góp và đem lại sáng kiến. Nhưng nếu không nghiêm túc sẽ làm cho cam kết xây dựng một tổ chức trường tồn trong nội bộ doanh nghiệp dần bị yếu đi.
6. Bí kíp
Không tổ chức nào có thể giành được thành công với sự yếu kém trong chuyển giao kiến thức. Các tổ chức không thể nghiên cứu bí kíp công nghệ của riêng mình sẽ có xu hướng tạo ra nhiều người quản lý thay vì tạo ra nhiều lãnh đạo. Hãy dành thời gian cho đào tạo nội bộ và nhận dạng những lãnh đạo tiềm năng, người có thể tạo ra và chia sẻ những kiến thức chuyên sâu hữu ích.
7. Người cổ động
Trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có khách hàng và có người ủng hộ. Hãy nhận dạng những đối tượng là người ủng hộ thương hiệu của bạn và tại sao họ lại cảm nhận mạnh mẽ được việc bạn đang làm. Những người cổ động cho thương hiệu sẽ giúp tổ chức sống đúng với mục đích công việc của mình. Hãy tạo ra một quy trình để tiếp nhận những lời phản hồi, dù tốt hay xấu. Những phản hồi không tích cực chưa hẳn đã là điều xấu, bởi những phản hồi này có thể giúp tổ chức tiến bộ.
8. Lời hứa
Khi công nghệ đang tiến bộ không ngừng, hãy liên tục đánh giá cách thức tổ chức đang truyển tải lời hứa của mình. Rất nhiều doanh nghiêp châu Á muốn tranh luận với những lợi ích truyền thống trong khi lờ đi rằng xu hướng kinh doanh rộng lớn hơn đang thay đổi từng ngày. Chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ luôn luôn đi phải mua sắm quần áo, nhưng họ chưa chắc đã nhất thiết phải mua hàng tại các cửa hàng theo lối truyền thống. Hãy chú ý đến kỳ vọng luôn thay đổi của khách hàng và phương thức truyền tải có thể tạo ra sự khác biệt, đảm bảo sự trường tồn cho doanh nghiệp của bạn.
9. Tập quán
Một tổ chức thực sự vững mạnh có thể tạo ra tập quán và cả những người sẵn sàng đi theo tập quán đó. Sự khác biệt đó là liệu bạn có chủ ý bắt đầu tập quán đó hay phải có khách hàng tạo ra nó cho bạn. Phần lớn các tổ chức châu Á thất bại trong việc nhận thức và tận dụng sức mạnh từ những tập quán doanh nghiệp họ đã vô tình tạo ra.
Xét cho cùng, bản thân sức mạnh là một ý tưởng trừu tượng, nhưng nó có thể cảm nhận theo cách mọi người sử dụng và kết quả do chúng ta tạo ra. Mọi người đều có sức mạnh để tạo ra sự ảnh hưởng và hình thành cuộc sống của người khác. Nhưng việc những tác động đó tồn tại bao lâu lại phụ thuộc vào việc thực hành quyền lực trong hiện tại như thế nào.
Nguồn:  vnexpress.net

Trả lời