Phòng chống viêm tai ở trẻ nhỏ

phong-chong-viem-tai-o-tre-nho
phong-chong-viem-tai-o-tre-nhoTheo thống kê cho thấy, 75% trẻ sẽ bị viêm tai ít nhất là một lần khi bước vào tuổi thứ 3. Mẹ cần phải biết nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị để giúp bé.
 
Sau đây là các câu hỏi thường gặp:
 
Tai thường có 3 bộ phận: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi ống ot-tat (ống nhỏ kết nối tai giữa với nửa sau của họng và mũi) bị sưng lên và đau rát do dị ứng hoặc viêm đường hô hấp thì sẽ không thông hơi được. Do đó, chất lỏng chảy ra khỏi tai sẽ bị mắc kẹt. Vi trùng sẽ sinh sôi trong chất lỏng đó và dẫn đến viêm tai. Trẻ sơ sinh đặc biệt rất dễ bị vì ống ot-tat vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
 
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, ở thế hệ trước, phần lớn trẻ đều ở nhà cho đến khi đi nhà trẻ. Còn ngày nay, trẻ nhỏ được chăm sóc theo nhóm và chúng sẽ tiếp xúc nhiều với trẻ khác cũng như với vi trùng trên cơ thể của những trẻ kia. Điều này thường dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và viêm tai.
 
Có thể đúng trong một vài trường hợp. Vì khi hệ miễn dịch của trẻ phát triển hoàn thiện thì nó sẽ có thể ngăn chặn được vi trùng. Khi đó, ống ot-tat cũng dài hơn, có góc cạnh hơn nên chất lỏng sẽ chảy dễ dàng hơn. Trẻ dễ bị viêm tai từ tháng thứ 6-18 khi mà ống ot-tat vẫn còn phát triển. Và viêm tai sẽ biến mất khi trẻ bước vào độ tuổi lớp 1.
 
Không cần thiết phải dùng kháng sinh để chữa viêm tai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 80% trường hợp viêm tai có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. 60% trẻ bớt đau sau 24 tiếng mà không cần phải chữa bằng kháng sinh. Do đó, bác sĩ của bạn đã đúng.
 
Nếu con đã được 6 tháng tuổi thì mẹ có thể cho con uống acetaminophen hay ibuprofen để giảm đau. Mẹ cũng có thể nhỏ vào tai vài giọt gây tê tai. Một chiếc khăn ướt hay miếng dán nóng cũng có thể làm cho một số trẻ dễ chịu.
 
Amoxicillin hay Augmentin cũng được kê vì chúng an toàn, rẻ và khá hữu hiệu. Liều dùng là 2 lần/ngày và dùng trong 10 ngày.Nếu trẻ bị viêm tai 3 lần trong vòng 4-6 tháng thì có thể cho dùng ống tympanostomy (thiết bị nhỏ bằng nhựa được đưa vào vết mổ ở màng nhĩ, giúp thông hơi ở tai giữa). Ở một số trẻ, có thể dùng cách cắt bỏ u tuyến để khắc phục. Trước khi thực hiện những điều trị này, bạn nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa mắt, mũi, miệng chỉ dẫn.
Theo – momy.vn

Trả lời