Lí do S7/S7 Edge có thể kháng nước, bụi gần như tuyệt đối ?

 

Chiến binh Galaxy S7/S7 Edge khá nổi tiếng trên thị trường di động. Dân công nghệ đặt ra câu hỏi: Lí do cặp đôi có thể kháng nước, bụi ?
Với điện thoại galaxy s7/S7 Edge, kim loại sử dụng cho chân cắm sạc và tai nghe trên model này là các kim loại khó ăn mòn như Nickel hay Platium cùng chất liệu silicon ở các mối tiếp xúc khiến nước và bụi không thể phá hỏng. Đây chính là lí do giúp Samsung làm nên điều tuyệt vời này.

Khả năng chống nước tuyệt đối của Galaxy S7

Khả năng chống nước tuyệt đối của Galaxy S7

Ngay khi mới ra mắt tại MWC 2016, Samsung đã nhấn mạnh bộ đôi siêu phẩm này có khả năng kháng nước, bụi theo tiêu chuẩn IP68 – tức là chống nước xâm nhập ở độ sâu hơn 1,5m trong 30 phút và chống bụi hoàn toàn. Tuy nhiên, ông Suk Chul Park – kỹ sư cao cấp mảng R&D và ông Jong Min Choi – Mobile Communications Business đã tiết lộ chi tiết quá trình tạo nên khả năng đặc biệt này.

Theo ông Jong Min Choi, với một chiếc smartphone thông thường, nước và bụi rất dễ dàng xâm nhập. Về cơ bản, hầu hết các dòng smartphone đều có khả năng chống nước ở mức độ nhẹ, tức có thể chịu được một lượng nước nhỏ rơi vào. Nhưng nếu rơi vào nơi nhiều nước, chúng đều chịu chung số phận là hư hỏng. Với ông Park, hầu hết các smartphone di động được tuyên bố có khả năng chống bụi và chống nước hiện nay đều có thiết kế khá phức tạp và tính thẩm mĩ không cao.

“Hầu hết các thiết bị di động chống nước đều phải che chắn giắc tai nghe, cổng microSD, khe thẻ nhớ, khe sim … bằng nút cao su, nhưng với bộ đôi Samsung Galaxy S7/ Galaxy S7 Edge hoàn toàn không cần điều đó”, ông Park khẳng định.

Sở dĩ nhiều thiết bị phải che chắn các cổng, khe cắm, … vì ngoài việc các thiết bị này rất dễ thấm nước vào bên trong, chân cắm dễ bị ăn mòn khi bụi bẩn, hơi nước, chất lỏng… bám vào. Chính vì thế, Samsung đã hạn chế điều này trên S7 bằng cách sử dụng các kim loại khó bị ăn mòn như Platinum hay Nickel hay để chế tạo chân cắm.

Galaxy S7 được đặt vào trong bể cá hoàn toàn “bình yên vô sự”

Galaxy S7 được đặt vào trong bể cá hoàn toàn “bình yên vô sự”

Cùng với đó, để có thể ngăn chặn nước và hơi ẩm vào bên trong điện thoại, hãng đã sử dụng chất liệu silicon có tính đàn hồi được đặt ở giữa các mối tiếp xúc. Viền bezel trên máy cũng được thiết kế hẹp để đảm bảo cho nước không thể thấm vào. Đồng thời, hãng cũng đưa vào công nghệ kết nối đặc biệt cho phép tách phần khung kim loại với ăng-ten, thay thế phương pháp hạt nhựa được sử dụng trong các thiết bị trước đó. Ở các bộ phận dễ tiếp xúc với không khí, Samsung cũng phủ thêm một lớp chống ăn mòn. Tất cả điều đó đã tạo nên một sản phẩm hài hòa với tính thẩm mỹ rất cao.

Thực tế, S7 đã vượt qua tất cả các giới hạn kiểm chứng bằng những thí nghiệm khắt khe và đã thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào quy trình sản xuất hàng loạt.

“Chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm từng tiêu chuẩn chống nước từ Ipx0 đến Ipx8 tiếp đến là khả năng chống bụi từ IP0x đến IP6x. Đã nhiều lần thất bại, thậm chí chúng tôi còn nghĩ đến việc sản phẩm không thể đạt chuẩn. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã thành công  với tiêu chuẩn cao nhất cho thiết bị di động hiện tại: Công nghệ IP68”.

Ông Park cho hay: Hầu hết các dòng smartphone chống nước, chống bụi hiện nay rất khó can thiệp vào phần cứng và nếu đã làm, khả năng chống nước và bụi sẽ không còn hoàn hảo như trước. Tuy nhiên với S7 sau khi sửa vẫn đảm bảo khả năng chống nước và bụi ổn định như ban đầu.

Trả lời