Cách lập một kế hoạch tài chính

Khi đã xác định mục tiêu, bạn cần phát triển một kế hoạch tài chính để đạt được những mục tiêu đó. Lập một kế hoạch sẽ giúp bạn biết được tình hình tài chính hiện tại của bạn. Nó sẽ cho phép bạn thống kê bạn nợ gì, bạn có gì và bạn có đang đi đúng hướng để đạt các mục tiêu của mình hay không.
cach-lap-mot-ke-hoach-tai-chinh
kế hoạch tài chính là gì?
Một kế hoạch tài chính đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn đạt được vào một thời điểm trong tương lai. Danh sách của bạn nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Danh sách cũng nên liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt các mục tiêu này. Có nhiều chương trình phần mềm có thể giúp bạn tự mình phát triển một kế hoạch tài chính. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, bạn cũng có thể chọn cách thuê một người lập kế hoạch tài chính.
Một kế hoạch nên được thiết kế theo các nhu cầu cá nhân của bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn có thể sẽ cần một kế hoạch toàn diện hơn bao gồm tất cả các khía cạnh tài chính của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn gần nghỉ hưu, bạn có thể chỉ muốn xem lại các chọn lựa lập kế hoạch bất động sản.
Vạch kế hoạch tài chính
Khi phát triển kế hoạch tài chính, đầu tiên hãy quyết định xem bạn muốn thực hiện điều gì. Những khía cạnh quan trọng nhất trong kế hoạch của bạn là gì? Tự hỏi mình những câu hỏi như “Tôi có muốn trả hết nợ trước khi bắt đầu để dành quỹ khẩn cấp không? Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro nào để đạt được mục tiêu?” Sau đây là vài mục tiêu cơ bản trong kế hoạch tài chính. Chúng sẽ là một điểm xuất phát tốt.
1. Chống lạm phát: nếu bạn muốn duy trì cùng mức sống khi bạn về hưu, tỉ suất hoàn vốn đầu tư của bạn phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Bạn sẽ phải chấp nhận sự thật là đồng tiền của bạn sẽ có ít giá trị hơn trong tương lai.
2. Giảm thiểu rủi ro: kế hoạch tài chính của bạn nên được thiết kế dựa trên rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận để đạt mục tiêu của mình. Phong cách đầu tư của bạn ra sao? Bảo thủ hay táo bạo? Bạn phải cảm thấy hài lòng với các quyết định của bạn khi kế hoạch của bạn được thực hiện.
3. Giảm thiểu thuế: điều này có nghĩa là tận dụng các khoản đầu tư được trả chậm như vay tín chấp…… Sử dụng một chiến lược mua và giữ các cổ phiếu riêng lẻ. Bạn cũng có thể xem xét cách bạn sẽ giảm thiểu thuế cho những người thừa kế của bạn trong kế hoạch.
4. Quỹ khẩn cấp: Bạn nên lập kế hoạch cho những trường hợp đột xuất – hoá đơn khám chữa bệnh, bị mất việc, sửa chữa xe……. Các quỹ khẩn cấp thông thường nên bao gồm ít nhất 3-6 tháng lương để trong một tài khoản dễ lấy ra. Tiền tiết kiệm, tài khoản ngân hàng và tài khoản chứng khoán đều là những nơi rất tuyệt vời để cất tiền mặt. Bạn có thể hình thành dần tài khoản này bằng cách bắt đầu tự động trừ vào tiền lương của bạn mỗi tháng, Các hạn mức tín dụng cũng có ích – dĩ nhiên đó là phương cách cuối cùng.
5. Sự linh hoạt: Thay đổi lại kế hoạch của bạn mỗi năm nếu cần. Kế hoạch cần phải linh hoạt, thêm vào các mục tiêu mới hay xóa đi các mục tiêu cũ. Bạn cũng cần cập nhật các bước hành động của bạn. Một số lý do để điều chỉnh kế hoạch của bạn bao gồm việc lập gia đình hay ly dị, có con, kinh tế suy thoái ………
6. Tài sản ròng: Xem xét cách bạn sẽ chuẩn bị về tài chính cho những ước mơ của mình ra sao. Kiểm kê và tính toán giá trị tài sản ròng (tài sản có trừ đi tài sản nợ) để xem tình hình tài chính của bạn. Bằng cách này bạn sẽ biết được bạn thực sự có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu, có thể đầu tư bao nhiêu và các khoản đầu tư hiện tại của bạn đang hoạt động ra sao.
Tập hợp tất cả các dữ liệu và bắt đầu phân nhóm chúng thành những mục sau:
Tài sản có: Tiền mặt, tiền tiết kiệm, tài khoản chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, giá trị tiền mặt của hợp đồng bảo hiểm, nhà, xe, tàu có giá trị, đồ cổ, nữ trang, tác phẩm nghệ thuật hay tài sản cho thuê.
Tài sản nợ: Thế chấp, khoản vay chưa trả, hoá đơn thẻ tín dụng, vay mua nhà, thuế chưa trả hay vay tín chấp…..
Tài sản ròng = Tài sản có – tài sản nợ
7. Lập ngân quỹ. Ngân quỹ là công cụ quản lý tài chính hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng để biết được tình hình tài chính của mình. Xem xét những chi phí và thu nhập của bạn mỗi tháng. Bằng cách theo dõi các thói quen chi tiêu của mình, bạn có thể thấy được nên cắt giảm ở đâu – bạn có thể sử dụng những khoản chi không cần thiết để bổ sung vào những khoản đầu tư hay tiết kiệm của bạn.
8. Trả nợ. Biết rõ các khoản nợ và chủ động chi trả là sự phối hợp tốt nhất các yếu tố để trả nợ. Trong một số trường hợp, có thể chỉ là cắt giảm các chi phí không cần thiết của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống vượt mức hơn khả năng bạn có thì có thể phải cần đến những biện pháp cứng rắn hơn. Có nhiều chiến lược giảm nợ có thể giúp bạn giảm tình hình khó khăn về tài chính, quản lý tiền bạc của bạn tốt hơn và thậm chí cải thiện mối quan hệ của bạn với các chủ nợ.

Trả lời