Lấy “bồi thường” để giành “giá trị”

layBoiThuong
Trong phiên tòa tại một thành phố thuộc nước Anh, một phụ nữ trung niên đang trình bày với quan tòa: “Lúc tôi 20 tuổi, sau khi kết hôn, hắn thường thề rằng sẽ không quan hệ với đồ quỉ đó nữa. Nhưng cưới xong chưa đầy một tuần, hắn lại lặng lẽ hẹn hò với con yêu tinh tại sân vận động…
layBoiThuong
Tôi cảnh cáo, nhưng hắn không nghe, vậy là tôi phải nén lòng, sống trong khổ sở suốt hai mươi năm qua. Nay hắn đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn mê mẩn con yêu tinh kia:
Quan tòa hỏi:
– Người thứ ba đó là ai?
Bà kia đáp:
– Kẻ xấu xa đó, tên tuổi nó mọi người đều biết cả, đó chính là bóng đá.
Trước lời tố cáo hàm hồ và tức cười này, quan tòa đành phải nói:
– Bóng đá không phải là người. Nếu bà muốn tố cáo nó, thì chỉ có thể tố cáo người sản xuất ra nó mà thôi.
Không ngờ, bà ta đã làm đơn tố cáo xưởng sản xuất loại bóng đá nhãn “Vũ trụ” với sản lượng 20 vạn quả một năm. Điều làm người ta càng khó hiểu hơn là ông chủ xưởng này lại vui vẻ để cho bà ta tố cáo mình, tình nguyện bỏ ra 10 vạn bảng Anh để đền bù, gọi là “phí cô đơn”, cho bà ta. Cả phóng viên lẫn mọi người đều không hiểu. Ông chủ xưởng nói rằng:
– Bà ấy định làm căng để li hôn chồng. Điều đó chứng tỏ trái bóng do chúng tôi sản xuất có sức hút rất mạnh. Bà ấy nước mắt lưng tròng như vậy thực sự là một quảng cáo tuyệt vời cho xưởng của tôi, vì vậy, bồi thường 10 vạn là rất đáng.
Bài học kinh doanh: Bị “thất bại” trong kiện tụng, nhưng đã làm cho tiếng tăm của xưởng bóng “Vũ trụ” vang dội, sản phẩm tiêu thụ tăng lên. Có thể nói, gặp phúc nhờ bệnh.

Trả lời