Minh bạch thông tin

JP186 350A
Ngoài nhu cầu về một công việc ổn định với các cơ hội phát triển nghề nghiệp, nhân viên luôn mong muốn các nhà lãnh đạo chia sẻ các thông tin về tình hình thuận lợi, khó khăn trong hiện tại cũng như triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, họ muốn có được một môi trường làm việc minh bạch để có thể chủ động lên kế hoạch cho bản thân trong dài hạn, tránh được các rủi ro bất ngờ…
JP186 350A
Thế nhưng, trên thực tế, đa số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại ít chia sẻ mọi thông tin về doanh nghiệp cho nhân viên. Lý do là họ sợ mất đi quyền lực. Kết quả là nhân viên cũng ít chia sẻ thông tin với sếp và sếp không nhận thức hết được các vấn đề đang diễn ra xung quanh mình. Theo các chuyên gia quản trị nguồn lực, một môi trường làm việc minh bạch sẽ giúp tạo ra những tác động tích cực sau đây cho doanh nghiệp.
 
1. Giải quyết vấn đề nhanh hơn. Khi các nhân viên hiểu biết công việc và mối quan tâm của nhau, các vấn đề của doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhanh hơn. Chẳng hạn, thay vì ra mệnh lệnh từ trên xuống rằng phải cắt giảm chi tiêu để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận trong năm, nếu không sẽ phải thực hiện cắt giảm nhân sự, các sếp có thể thẳng thắn chia sẻ những khó khăn này với các nhân viên và kêu gọi các nhóm cùng đưa ra giải pháp để tăng năng suất lao động.
 
2. Các nhóm sẽ làm việc đoàn kết hơn. Minh bạch là một điều kiện cần thiết cho sự đoàn kết trong công việc. Trong ví dụ nói trên, các thành viên của nhóm sẽ cùng nhau làm việc sáng tạo và thông minh hơn để giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, cần lưu ý là điều này chỉ xảy ra khi sếp công khai thảo luận các điểm mạnh và điểm yếu của nhóm. Điều này sẽ giúp cho các thành viên chia sẻ các quan điểm và phân công công việc sao cho hiệu quả nhất.
 
3. Các mối quan hệ chân thành sẽ phát triển. Khi các thành viên của nhóm phối hợp hiệu quả, chia sẻ với nhau những khó khăn và bổ sung những điểm yếu cho nhau để cùng phát triển, các mối quan hệ tốt đẹp sẽ hình thành. Một môi trường làm việc minh bạch cũng giúp cho các mối quan hệ như thế phát triển nhanh hơn bởi vì sự công khai và cởi mở sẽ giúp loại bỏ những sự hiểu lầm hay căng thẳng không cần thiết.
 
4. Củng cố niềm tin của nhân viên vào sếp. Khi sếp minh bạch, các nhân viên sẽ có cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của sếp. Khi sếp minh bạch, nhất là trong những giai đoạn khó khăn, sếp sẽ củng cố được năng lực lãnh đạo của mình vì sẽ được nhân viên đặt niềm tin nhiều hơn. Nếu trước đây nhân viên đã tin tưởng sếp thì khi sếp minh bạch, nhân viên sẽ sẵn sàng truyền niềm tin ấy vào những người khác. Điều này sẽ giúp loại bỏ sự đánh giá hay nhận thức sai lệch của những người xung quanh về sếp, giúp sếp củng cố được sức thuyết phục và tầm ảnh hưởng của mình đối với các quyết định quan trọng của tổ chức.
5. Cải thiện hiệu quả làm việc. Tất cả những tác động ở trên sẽ tạo tiền đề cho mỗi nhân viên, phòng ban và cả tổ chức làm việc hiệu quả hơn và đạt nhiều thành tích hơn.
 
Hiện nay, thời đại kỹ thuật số đã mở ra nhiều kênh giao tiếp thuận lợi để các nhà lãnh đạo xây dựng một môi trường làm việc minh bạch hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quản trị nguồn nhân lực, nhà lãnh đạo cũng cần phải tránh cái “bẫy” của các kênh truyền thông này và nên sáng tạo hơn để làm cho các thông điệp của mình mang tính cá nhân nhiều hơn. Chẳng hạn, thay vì truyền thông dưới dạng văn bản, các nhà lãnh đạo có thể sử dụng các hình thức tương tác nhiều hơn như các diễn đàn trực tuyến hoặc các hình thức giao tiếp bằng hình ảnh video. Nhưng dù cho truyền thông dưới hình thức nào thì các nhà lãnh đạo cũng phải đảm bảo tính chân thật và minh bạch để tạo niềm tin cho nhân viên.
Theo doanh nhân cuối tuần

Trả lời