Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nhiễm độc

mgd937
1. Táo bón
Nếu cứ cách 3 ngày trở lên bạn mới có thể đại tiện một lần, có thể bạn đã mắc chứng táo bón. Dựa vào các triệu chứng khác nhau, táo bón có thể phân thành 2 loại: táo bón theo thói quen và táo bón ngẫu nhiên. Đại tràng hình thành nên chất thải của cơ thể, và khống chế việc đại tiện. Đây cũng chính là con đường chính để bài độc ra khỏi cơ thể. Nếu chất độc bị tích lại trong cơ thể, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tì vị, khiến đại tràng hoạt động không bình thường, dẫn đến việc táo bón.
Táo bón trong thời gian dài sẽ khiến chất thải của cơ thể không được thải ra ngoài kịp thời, làm lượng lớn chất độc bị tích tụ lại. Những chất độc này sẽ hấp thụ vào cơ thể gây ra các triệu chứng như khó chịu dạ dày, hôi miệng…Từ đó khiến các chức năng của cơ thể và hệ miễn dịch bị suy giảm.
mgd937
2. Béo phì
Nếu cân nặng của bạn vượt quá 20% so với cân nặng tiêu chuẩn, hoặc chỉ số cân nặng (=cân nặng (kg)/diện tích bên ngoài cơ thể (m2)) >24, có nghĩa là bạn đã bị béo phì. Béo phì là loại bệnh do dinh dưỡng quá thừa. Dùng các loại thực phẩm có nhiệt lượng và hàm lượng béo cao trong thời gian dài sẽ sản sinh chất độc trong cơ thể, làm mất cân bằng cơ thể, dẫn đến béo phì.
Người béo phì ngoài việc hay gặp các chứng như cơ thể mệt mỏi không có sức lực, khó vận động, sợ nóng, sợ ra mồ hôi, khớp tay chân hay nhức mỏi…; đa số còn có vấn đề về bài tiết các chất đường, nước, chất béo… trong cơ thể.
3. Mụn màu nâu vàng
Gặp vấn đề về nội tiết, dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, mắc bệnh gan, trúng độc rượu mãn tính… đều là các nguyên nhân làm mọc mụn nâu vàng. Mỗi người đều mong mình có khuôn mặt yêu kiều, mịn màng, nhưng không biết từ bao giờ, trên khuôn mặt bạn bắt đầu xuất hiện những chiếc mụn màu nâu vàng, hay màu đen nhạt. Những chiếc mụn đó sẽ khiến làn da bạn mất đi sự căng mịn vốn có.
4. Trứng cá
Các loại độc tố dưới tác dụng của vi khuẩn sản sinh ra lượng lớn các chất độc hại theo máu tuần hoàn đi khắp cơ thể. Khi bài thải ra ngoài nếu gặp trở ngại, các chất độc sẽ thẩm thấu qua da, khiến làn da trở nên thô ráp, làm xuất hiện trứng cá. Ngoài ra, việc thiếu các nguyên tố vi lượng, thần kinh căng thẳng, hay ăn uống nhiều các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao…cũng là nguyên nhân tạo nên trứng cá. Bởi vậy, chúng ta không nên chỉ quan tâm xử lý khuôn mặt mà còn cần để ý cả đến “môi trường” bên trong cơ thể.
5. Hôi miệng
Thức ăn không tiêu hóa được trong cơ thể, tì, vị bị nhiệt… là những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Ăn uống quá nhiệt tình, thường ăn các thức ăn có tính cay, cơ thể mệt mỏi quá độ, hệ thống tiêu hoá có vấn đề, hay một loại bệnh đường miệng nào đó… cũng có thể khiến hơi thở có mùi.
6. Da bị ngứa ngáy
Làn da là cơ quan bài độc lớn nhất của cơ thể. Tuyến mồ hôi và tuyến mỡ dưới da thông qua các hình thức như bài tiết mồ hôi… để bài thải các chất độc mà các cơ quan khác không thể nào xử lý. Các kích thích từ bên ngoài, cuộc sống không điều độ, thần kinh căng thẳng, hay các vấn đề về nội tiết… sẽ khiến chức năng này của da bị suy giảm, gây ra ngứa ngáy khó chịu.
7. Kích thích đường ruột
Khi ruột có phản ứng quá sức, hay xuất hiện tình trạng bất thường, sẽ khiến máu khó lưu thông, làm chất độc khó bài thải ra khỏi cơ thể và bị tích tụ lại. Các triệu chứng thường gặp như khó chịu vùng thắt lưng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
8. Eczema, chàm bội nhiễm
Đây là bệnh viêm da phản ứng do hệ tiêu hoá có vấn đề, rối loạn chức năng dạ dày, thần kinh căng thẳng, hoặc do kích thích của các chất hoá học hay môi trường bên ngoài. Bệnh này cũng có thể do quá nhiều chất độc chưa kịp thời bài thải ra khỏi cơ thể.
Theo Tổng hợp

Trả lời