Cách ứng xử khi bạn ghét sếp

ky nang mem cach ung xu khi ban ghet sep 3
Ghét sếp là chuyện không chỉ của riêng ai. Rất nhiều người sẵn sàng rời bỏ công việc đang làm chỉ vì không thể chịu nổi ông sếp khó ưa. Bạn chẳng ưa gì ông sếp xấu tính của mình mà ngày nào cũng phải đối mặt với sếp, quả là một cực hình…
 Có 8 cách để bạn đối phó với vị sếp “hắc xì dầu” mà không cần phải rời bỏ công việc mình yêu thích.
 
1. Hãy nhìn lại mình
Cứ coi như sếp là một người ngớ ngẩn nên thỉnh thoảng có làm bạn bực mình. Tuy nhiên, cũng nên xem xét lại hành vi và thái độ của mình xem có điều gì khiến sếp và những người xung quanh phật ý không. Có đôi khi, chính vì tính cách của bạn khó chịu mà sếp mới trở nên xấu tính đấy. Còn nếu bạn không có gì đáng phàn nàn, hãy phớt lờ ông sếp đáng chán đi và tập trung cho công việc.
 
2. Hiểu điều sếp muốn
 Sếp cáu bẳn vì nhân viên đã không làm đúng ý sếp. Biết điều sếp muốn và thực hiện đúng nhu cầu của sếp, tức khắc sếp sẽ trở nên đáng yêu. Nếu không thể tự tìm hiểu, có thể trực tiếp hỏi sếp, những câu đại loại như: “Anh muốn phát triển dự án này theo hướng nào?”. Tập trung vào nhu cầu của sếp giúp bạn giảm bớt gánh nặng công việc đấy.
 ky nang mem cach ung xu khi ban ghet sep 3
3. Thể hiện năng lực của bạn
Khơi gợi sự chú ý của sếp bằng những thành tích bạn đạt được. Chịu khó đề xuất những ý tưởng mới và các giải pháp với sếp. Thấy được năng lực của bạn, sếp sẽ nhẹ nhàng với bạn hơn.
 
4. Đừng đối đầu với sếp
Phản đối thẳng thừng ý kiến của sếp tức là bạn đã tự tay điền tên mình vào “danh sách đen” bị sếp “soi”. Dù ý kiến của bạn có đúng đi chăng nữa thì cảm giác “bị qua mặt” cũng khiến sếp ghét bạn rồi. Hãy biết cách tán thưởng những ý kiến hay của sếp. Gặp ý kiến dở, bạn nên chọn câu nói góp ý nhẹ nhàng và tế nhị nhất để không làm mếch lòng sếp. Đưa ra ý tưởng của mình một cách khiêm tốn, đúng mực và đúng lúc.
 
 5. Giữ quan hệ tốt với đồng nghiệp
Nếu quan hệ với sếp quá căng thẳng, bạn có thể tìm đồng minh ở những người đồng nghiệp. Niềm vui bên những đồng nghiệp tốt giúp bạn quên đi “bản mặt khó chịu” của sếp. Ngoài ra, đồng nghiệp cũng là những người cho bạn những lời khuyên quý báu và ủng hộ bạn khi cần thiết.
 
6. Tố cáo sếp
Khi mọi nỗ lực của bạn nhằm cải thiện tình hình vẫn không đem lại hiệu quả thì đã đến lúc bạn hành động. Tập hợp các nhân viên có chung quan điểm với bạn, thu thập những bằng chứng về những hành vi, thái độ tồi tệ của sếp với nhân viên để làm vật chứng rồi báo cáo trực tiếp lên cấp trên của sếp.
 ky nang mem cach ung xu khi ghet sep 4
Khuyến cáo: Hành động mạo hiểm này có thể rất hiệu quả nếu nó hợp ý ông “sếp tổng”. Nhưng rất có thể chính bạn lại bị đuổi việc. Trước khi làm, hãy cân nhắc thật kỹ mức độ tồi tệ của sếp và mối quan hệ giữa sếp và sếp tổng.
 
 7. Tận hưởng cuộc sống
Đừng để những mâu thuẫn trong công việc gặm nhấm hay đánh gục bạn. Cuộc sống còn có rất nhiều điều thú vị ngoài công việc. Những thú vui không chỉ giúp bạn xả stress mà còn khiến bạn hạnh phúc hơn, làm việc tốt hơn.
 
8. Đề sẵn chiến lược “nhảy việc”
Lý tưởng nhất vẫn là bám trụ với công việc mình yêu thích, nhưng bạn cũng nên đề sẵn phương án dự phòng khi trường hợp xấu nhất xảy ra. Lên kế hoạch cho bước chuyển việc để luôn chủ động trong mọi tình huống.
nguồn internet

Trả lời