Không nên đàm phán khi đối phương đang có lợi thế

16

Trong quá trình đàm phán thương mại, địa điểm đàm phán thường là vấn đề tranh cãi nhiều nhất, vì lựa chọn địa điểm có quan hệ chặt chẽ tới cả đôi bên. Nói chung địa điểm có lợi cho bên nào thì bên ấy có thể thao túng đối phương. Vấn đề này không thẻ coi nhẹ được.

16

1. Tốt nhất là đàm phán ngay trong nhà mình. Trong cuốn sách “Lãnh thổ quan trọng”, Robert Acheon viết: Các loại vật ki ở trên lãnh thổ của mình có khả năng bảo vệ mình tốt nhất. Được đàm phán ngay tại nhà mình thì riêng yếu tố tâm lý cũng càng làm cho ta dễ thắng lợi hơn. “Nhà mình là một thành luỹ”, câu nói này có lẽ là do trong nhà mình, sức mạnh sẽ được nâng lên gấp bội.

2. Nếu buộc phải đàm phán ở nơi khác thì nên chọn một địa điểm trung lập và cần có trợ lý và các tài liệu mang theo.

3. Khi đàm phán ở bên ngoài và bắt buộc phả chiêu đãi thì cần chọn nhà hàng tương đối sang trọng một chút, bởi thức ăn ngon hay không ngon đều có ảnh hưởng trực tiếp tới chủ hàng. Điều này có lẽ ai cũng biết và hoàn toàn đúng.

Trả lời ngay câu hỏi không phải là cách đàm phán tốt nhất
Trong đàm phán thương mại, các câu hỏi luôn có tác dụng dẫn dắt, nếu ta trả lời ngay các câu hỏi thì rất dễ rơi vào tròng của đối phương. Người đàm phán giỏi không làm như vậy mà căn cứ vào tình hình cụ thể để đối phó.

1. Trước khi trả lời câu hỏi, cần giành chút thời gian để suy nghĩ.

2. Nếu chưa hiểu rõ câu hỏi thì đừng có trả lời.

3. Cần biết rằng, một số câu hỏi không đáng phải trả lời.

4. Có lúc phải trả lời toàn bộ, thì tốt hơn là hãy trả lời phần nào đó.

5. Cách lảng tránh câu hỏi là lảng sang chuyện khác.

6.  Lấy lý do tài liệu chưa đủ hoặc không nhớ để kéo dài thời gian.

7. Để đối phương trình bày rõ hơn câu hỏi của họ.

8. Chấp nhận để cho anh ra quấy rầy một lúc.
9. Trả lời thẳng vào câu hỏi không hẳn là cách tốt nhất vì có thể đó là đáp án dở.

Trả lời