Luyện tập thị giác cho thai nhi

mt10

Thị giác của thai nhi phát triển chậm hơn các giác quan khác vì ở trong tử cung của người mẹ không thích hợp cho thai nhi mở mắt để nhìn xung quanh.
Tuy nhiên mắt của thai nhi không phải hoàn toàn không nhìn thấy gì. Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mẫn cảm với ánh sáng. Khi người mẹ tắm nắng, thai nhi đã có thể cảm nhận được sự mạnh yếu của ánh sáng chiếu qua bụng người mẹ.

Y học hiện đại sử dụng siêu âm để quan sát và phát hiện: chiếu ánh sáng điện chớp – tắt vào vùng bụng thai phụ, nhịp tim của thai nhi có sự thay đổi mạnh. Khi đó thai nhi cảm thấy khó chịu, hoảng sợ, không yên.

Trẻ sơ sinh mới chào đời thị giác chưa hoàn chỉnh, tầm nhìn cũng hạn hẹp. Nhưng nếu đặt một đồ vật trước mắt trẻ, trẻ sơ sinh có thể nhìn rõ đồ vật đó. Hơn nữa, trẻ sơ sinh có thể phân biệt rõ những biểu lộ tình cảm trên gương mặt của mẹ trong khoảng cách 15 – 30 cm (tương đương với độ dài tử cung mà trẻ vừa thoát ly).

Vì vậy thai phụ cần chú ý tới những gì tác động đến thị giác của mình và bé. Tránh tiếp xúc với vùng có ánh sáng mạnh, hay có sự thay đổi ánh sáng đột ngột (ví dụ ánh sáng của đèn vũ trường). Việc giáo dục thị giác thai nhi chủ yếu được thực hiện gián tiếp thông qua thị giác của mẹ. Những gì người mẹ nhìn thấy được tác động đến tâm trạng, ý thức của mẹ, từ đó tác động đến tâm lý thai nhi.

mt10

 

Những bài tập giúp phát triển thị giác thai nhi:

Bài 1: Tắm nắng cho bụng bầu

Phụ nữ mang thai chọn nơi không khí trong lành, thoáng mát, nằm trên thảm hoặc ghế tựa lưng, phơi bụng bầu khoảng 15 – 20 phút vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi ánh nắng đã dịu nhẹ, cho ánh sáng được chiếu trên bụng bầu. Qua đó thị giác của thai nhi sẽ được thưởng thức ánh sáng trong lành từ thiên nhiên.

Bài 2:

Người mẹ nhìn những cảnh đẹp, tranh đẹp trong lòng thư thái, yêu đời, rất có lợi cho tâm tính của trẻ sau này.

Những cảnh đẹp có lợi cho thai phụ là: cảnh rạng đông, ráng chiều, cây xanh, hoa tươi, sơn thủy hữu tình, vườn cảnh. Những khung cảnh đẹp trong các buổi trình diễn nghệ thuật như ca múa nhạc, kịch tươi vui nhẹ nhàng…

Tranh, ảnh chọn lọc (về chủ đề, màu sắc) như: tranh các em bé đẹp, tranh phong cảnh, bức ảnh của những người tôn quý (ảnh Phật, ảnh Chúa, ảnh thiên thần…). Tránh nhìn những gì xấu xa, hung bạo, quái giở.

Bài 3:

Người mẹ ngắm những đứa trẻ đáng yêu, những người mình thương mến, trân trọng, tôn kính.

Bài 4:

Nhà cửa gọn gang, sạch sẽ, có tranh ảnh đẹp trong phòng.

Bài 5:

Người mẹ trang điểm nhẹ, ăn mặc thanh lịch trang nhã để tự tin với hình ảnh của mình. Khi người mẹ soi gương và cảm thấy hài lòng về hình ảnh bản thân sẽ liên tưởng tới hình ảnh đẹp của bé trong tương lai

Nguồn phununet

Trả lời