Giúp con vượt qua nỗi sợ hãi

giup-con-vuot-qua-noi-so-hai
Chúng ta ai chẳng từng sợ hãi, con trẻ cũng vậy. Có điều, người lớn có thể diễn đạt lại điều đó, còn con trẻ thì không. Bạn hãy tìm hiểu và nắm bắt tâm trạng của con mình để giúp con vượt qua nỗi sợ.Nỗi sợ của con trẻ phân thành hai loại: những gì chúng đã biết và những điều chưa biết.
giup-con-vuot-qua-noi-so-hai
Ví dụ: Lần trước trẻ đi khám bác sĩ để hút đờm và bị đau. Vậy là, cứ nhìn thấy bác sĩ, bé sẽ khóc và bám chặt lấy mẹ. Hay, khi bé về thăm bà, bé thích chơi với mèo và bị mèo cào đau. Từ đó về sau, bé sợ tất cả các con mèo khác. Bé thấy chúng thật đáng sợ chứ không hiền lành như lúc ban đầu bé tưởng. Đây là những “kinh nghiệm” bé đã gặp và bé sợ lần sau sẽ xảy ra như vậy.
 
Trẻ hay sợ những điều mà chúng không dự đoán trước được hoặc những thứ không hiểu. Ví dụ, nếu vào một căn phòng tối, chúng ta sợ khi tưởng tượng ra những thứ nguy hiểm có thể tồn tại trong căn phòng. Trí tưởng tượng phong phú hoặc nỗi ám ảnh từ bộ phim kinh dị đã xem khiến chúng ta nghĩ ra những thứ kỳ quái. Với con trẻ cũng vậy.
 
Thật ra, sợ hãi là một cảm xúc cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Nỗi sợ giúp trẻ biết cách tự bảo vệ mình. Không phải tất cả mèo đều hiền lành. Một căn phòng tối có thể là nơi nguy hiểm. Sợ hãi cũng là dấu hiệu phát triển của bé. Khi sợ, bé có cơ hội sử dụng trí nhớ, ví như, lúc đến thăm bác sĩ, bé phải nhớ lại lần khám trước đó.
 
Hãy giúp con xoá đi nỗi sợ hãi bằng cách:
 
– Thừa nhận cảm xúc của bé. Bạn có thể nói “mẹ biết là con sợ sấm. Tiếng sấm rất to. Nhưng sấm không làm đau con. Đó chỉ là một tiếng động lớn.” Bế bé và làm bé cảm thấy thoải mái. Bạn không nên phủ nhận cảm xúc của trẻ bằng cách nói “con đừng sợ” vì bé sẽ càng sợ hơn.
 
– Nhận rõ nỗi sợ hãi nghiêm trọng của trẻ! Điều đó thể hiện trong mắt bé.
 
– Bạn nên quan sát tình huống khiến bé sợ theo quan điểm của bé. Bạn có tin là con sợ một đồ chơi biết đi và phát ra tiếng nói? Thực tế là bé chưa phân biệt được giữa sự sống và động cơ.
 

– Kiên nhẫn với trẻ. Bạn hãy hướng dẫn từ từ và lặp đi lặp lại khi bé sợ hãi một thứ gì đó. Hãy giúp bé cảm thấy thật thoải mái và đưa bé vào một nơi an toàn, nếu có thể.

 
-Không nên cố gắng bắt bé làm một việc mà bé sợ. Nếu bé sợ chó, bạn đừng ép con đến gần chó vì mong bé không sợ nữa.
 
Theo – VnExpress

Trả lời